top of page

Ghi chú:   Sảnh đường đã được tu bổ lại bắt đầu năm 2008 và hoàn thành năm 2009. Đó là nhờ cô Lưu Nga Ảnh quyên góp tiền ở Mỹ và gởi về để chỉnh tu lại. Cảm tạ cô và những người ủng hộ. Rất tiếc hai đoạn video trên không có hình ảnh của dãy lớp phía sau và bên hông trường vì Trần Văn Ta bị cấm, không được phép quay. Cám ơn Trần Văn Ta đã cố công quay và chia sẻ hình ảnh nầy.

 

Đã hơn 40 năm trôi qua, với biết bao nhiêu biến đổi thăng trầm của cuộc sống chắc các bạn vẫn còn hình dung ra được mái trường xưa yêu dấu năm nào, khi chúng ta còn ở tuổi mộng mơ của thời trung học xa xưa, nơi mà trái tim của mổi học sinh chúng ta đều ghi lại ít nhiều kỷ niệm, kỷ niệm đối với thầy cô và bạn bè, tại thời điễm đó ít ai để ý đến nó đều gì cả, nhưng bây giờ ở tuổi 50, 60 chúng ta có dịp nhìn lại, lòng bổng nhiên rộn lên niềm cảm xúc vô biên. Cái sân trường còn đó, nơi mà mổi ngày tan học tất cả học sinh xếp hàng để lắng nghe lời giáo huấn dặn dò của thầy hiệu trưởng.

 

Rất tiếc Video chỉ thâu được sân trường và tiến vào bên trong sảnh đường nơi thờ những bài vị, và nhà bếp cùng chổ nghỉ của các thầy đến dạy từ phương xa, mình chờ xem dảy lớp phía sau nhưng không có ghi lại, dầu sau đi nữa phải cám ơn bạn Văn Tráng đã ghi lại những hình ảnh này.

 

Liệt Thanh – Australia

 

 

Các bạn ơi! Nhìn lại cảnh trường xưa mình đã khóc, khóc thật nhiều, không biết vì sự điêu tàn của nó, hay vì cái hương vị của quá khứ, nó đang sống dậy trong lòng; những cánh cửa phòng của thầy cô, cái nhà bếp của trường ngày xưa, nhất là cái Lễ Đường. Chúng ta thường học múa, học ca, dán bit báo hay mỗi lần thi tốt nghiệp, chúng ta phải ra đó ngồi xen kẽ các lớp với nhau, các thầy cô đi lên đi xuống, coi chừng từng phút từng giây. Nhìn thấy nó tim mình như nhói lại, nước mắt cứ tuông trào, tự nhiên lòng thấy hối hận cho thời thơ trẻ, đã không biết giử gìn trường lớp, chỉ biết vui cười thỏa thích mà thôi. Nay xin viết lên lời xin tội, xin với trường, xin cả thầy cô và các bạn ngày xưa.

 

Trần Cẩm Nhung – Toronto, Canada

 

 

Không ngờ đoạn ngắn video ghi lại hình ảnh mái trường xưa đã làm Cho tất cả chúng Ta bồi hồi xúc động đến thế, cô nghĩ rằng sẽ còn nhiều người rơi lệ trong ngày hội ngộ khi nhìn lại đoạn video nầy.

 

Chắc hẳn một ai trong chúng ta đều có riêng cho mình một khung trời kỷ niệm của tuổi thơ. Hình ảnh mái trường thân yêu, thầy cô, bạn bè, những kỷ niệm thời thơ ấu, hồn nhiên trong trắng như màu áo học trò, tất cả đã ăn sâu vào tiềm thức, dường như nó cũng ngũ yên ở một góc nào đó trong trái tim và được gìn giữ trân quí, nâng niu như một báu vật của tâm hồn, vì tuổi thơ đi qua rồi ta sẽ mãi mãi không bao giờ tìm lại được nữa.

 

Hôm nay qua đoạn video ngắn ngủi nầy, hình ảnh mái trường xưa lại trở về, ký ức của tuổi thơ được sống lại hiện hữu trong lòng mỗi chúng ta, bao kỷ niệm xa xưa được quay lại như một cuốn phim đã làm cho lòng ta dâng lên một niềm cảm xúc bồi hồi nhưng rất mãnh liệt đến độ các em phải bật khóc như tiếc nuối như nhớ thương, tiếng nức nở ấy đã làm cho cô không khỏi chạnh lòng để viết lên bài thơ “NHÌN LẠI TRƯỜNG XƯA“ như một niềm cảm thông, chia sẻ.

 

Cô Huệ – Australia

 

 

TRƯỜNG XƯA

 

Nhìn lại trường xưa tim thổn thức
Thầy cô bạn hữu ở nơi đâu
Bạn bè ơi! xa vắng mấy thu rồi,
Giờ nhìn lại trường xưa lối củ

Nhớ ngày xưa mình cùng chung lớp
Bây giờ đây mổi đứa một phương trời
Cây phượng vĩ không còn nơi đó
mái trường nay đậm nét rêu phong
Bạn bè xưa có đứa thành (Ông, bà) nội ngoại
Đứa kia khoe đã có cháu (Nội, ngoại) bồng
Có bạn củ giờ đây đà khuất núi
Mình ngậm ngùi nhớ lắm bạn ơi!

Biết đến bao giờ ta mới được.
Sống lại như xưa tuổi học trò

 

Liệt Thanh – Australia

***************************

 

Trường Tôi

 

Trường tôi đó, hao mòn theo năm tháng.
Vách đá kia, đã nhuốm đậm màu rêu.
Tôi thổn thức, nhìn trường mà rơi lệ.
Giọt lệ dài, theo tiếng gọi con tim.
Trường ơi hởi, cánh cửa đà xiêu vẹo.
Lớp của tôi, bạn bè của tôi ơi!
Bàn học đó, ngày xưa ta thường khắc.
Khắc lên đây, câu nói tuổi học trò.
Lòng như cắt, tim tôi như ngừng đập.
Thuở hôm nào, cô giáo vẩn thường la.
La tôi đó, phá hư đồ trường lớp.
Tôi vẫn thường, trêu rẹo bảo là không.
Khóc đi em, cho nhẹ lòng thương nhớ.

 

Nhìn phượng vĩ, lòng tôi như gướm máu.
Tiếng cười xưa, tan biến ở đâu rồi?
Cây dương cũ, bây giờ không còn nữa.
Nước mắt nầy, xin tội với thầy cô.
Xin với thầy, cô tôi và bạn hữu.
Biết gì đâu, ngày xưa còn thơ dại.
Giờ đây nầy, trường củ đã tàn phai

 

Trần Cẩm Nhung – Toronto, Canada

********************************************

 

NHÌN LẠI TRƯỜNG XƯA

 

Khóc đi em cho vơi niềm cảm xúc.
Bút mực nào tả hết những tâm tư.
Mái trường xưa hình bóng cũ năm nào.
Giờ nhìn lại ôi điêu tàn xiêu vẹo.
Cành phượng vĩ bây gìơ trơ trụi lá.
Cánh phượng buồn như khóc nhớ thương ai.
Thương nhớ ơi! Đau buốt trái tim nầy.
Khi nhìn lại trường xưa giờ xơ xác.
Nghe em khóc mà lòng tôi tan nát.
Bởi vì ta cùng nhịp đập con tim.

 

Cô Huệ – Australia

***********************

 

TRƯỜNG XƯA BẠN CŨ

 

Minh Đức trường tôi học ngày xưa đó.
Trường đã đổi thay vì vận đất nước.
Buồn nào hơn khi nhìn về chốn cũ.
Vách đá tường vôi phủ kín phong sương.
Cảnh điêu tàn, lòng đau tim quặn thắt.
Muốn cùng ai tỏ bày lời tâm sự.
Cầm bút mà sao đôi mắt cay cay….
Ôi! xót xa dòng lệ đã tuôn trào.

 

Sân trường đó, người xưa đâu chẳng thấy.
Tội tình chi phượng vĩ cũng ra đi
Cành liễu rủ đong đưa không còn nữa.
Khuôn viên trường hằng ghi bao dấu tích,
Kỹ niệm mộng mơ của thời áo trắng,
Dần tàn phai theo vật đổi sao dời.
Bạn tôi ơi! mấy mươi năm biền biệt,
Nơi xứ người bạn có nhớ hay không?
Còn tôi nhớ lắm, nhớ về trường xưa….

 

Trần Ái Thanh  -  California, USA

****************************************

 

Trường Tôi Đó

 

Trường tôi đó, đó chính là trường tôi.
Còn sân trường, còn lớp học thân yêu.
Còn dấu vết thầy cô và bè bạn.
Còn kỷ niệm một thời ta đi học.
Chạy vui đùa rượt bắt ở trên sân,
Hay phá phách trong giờ thầy cô giảng.
Còn di tích cha ông ta sáng lập.
Biết bao là giọt nước mắt mồ hôi.
Biết bao là công sức của bao đời.
Muốn duy trì ngôn ngữ của ông cha.
Cho cháu con còn nhớ đến giống nòi.
Nhớ cội nguồn, truyền thống của tổ tiên.
Họ, những người xa xứ, xa quê hương.
Không khác gì người Việt sống tha phương.
Lập trường Việt, duy trì ngôn ngữ Việt.
Đúng, ông cha tôi là người Trung Quốc.
Không chối cãi tôi người “Việt gốc Hoa”.
Được ra đời, khôn lớn tại Việt Nam.
Cùng con người, cùng quê hương đất Việt.
Thế sao người chiếm lấy trường của tôi.

 

Hàng Đông Ngươn – San Francisco, US

*************************************************

bottom of page